THÔNG TIN CÔNG NGHỆ - GIẢI TRÍ - HỌC TẬP - TIN HỌC!
Diễn đàn Nhóm sinh viên CNTT chào mừng Bạn!
Nếu u chưa có tài khoản xin hãy đăng nhập
Nếu đã có tài khoản rồi thì hãy đăng nhập để cùng trao đổi thông tin, chia sẽ kinh nghiệm,.. học tập Tin học nhé!
Cám ơn các bạn nhiều!
Ban Quản Trị!
THÔNG TIN CÔNG NGHỆ - GIẢI TRÍ - HỌC TẬP - TIN HỌC!
Diễn đàn Nhóm sinh viên CNTT chào mừng Bạn!
Nếu u chưa có tài khoản xin hãy đăng nhập
Nếu đã có tài khoản rồi thì hãy đăng nhập để cùng trao đổi thông tin, chia sẽ kinh nghiệm,.. học tập Tin học nhé!
Cám ơn các bạn nhiều!
Ban Quản Trị!
THÔNG TIN CÔNG NGHỆ - GIẢI TRÍ - HỌC TẬP - TIN HỌC!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THÔNG TIN CÔNG NGHỆ - GIẢI TRÍ - HỌC TẬP - TIN HỌC!

NHÓM SINH VIÊN CNTT - CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ QUAY TRỞ LẠI!
 
Trang ChínhTrang Chính  Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI Empty  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Bài tập ngữ pháp tiếng Anh cực nhiều, tải về thoải mái
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySun 20 Apr 2014 - 1:21 by nguyễn ngọc sơn

» MỤC CÁC BÀI TẬP VỀ KẾ THỪA SÁCH GIÁO TRÌNH C++
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySat 12 Apr 2014 - 14:15 by nguyễn ngọc sơn

» Giáo Trình Bài Tập C++ ( hay lắm nè)
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySat 12 Apr 2014 - 13:38 by nguyễn ngọc sơn

» Bài giảng phân tích chương trình tin học
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySun 23 Feb 2014 - 21:20 by duymy

» BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM XÁC SUẤT THỐNG KÊ
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptyWed 1 Jan 2014 - 17:13 by SINH2013

» bài tập
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySun 6 Oct 2013 - 9:33 by SINH2013

» The Space Game Flash Game
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptyFri 4 Oct 2013 - 14:19 by teresamo

» Phần mềm Crocodile ICT 605
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySat 24 Aug 2013 - 10:05 by ltngocle

» Giáo trình POWERPOINT 2007 (SSDG-video)
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySun 7 Jul 2013 - 17:54 by phucle181291

» Avatar Game Nông Trại Phiên Bản Mobile Ver 1.8.0
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptyMon 10 Jun 2013 - 15:41 by anvi

» Học lập trình PHP với 45 giờ tại iNET
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptyThu 17 Jan 2013 - 19:09 by vanir

» VoxOx phần mềm gọi điện thoại miễn phí!
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptyTue 18 Sep 2012 - 11:14 by vanviet

» CD HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHOTOSHOP CS2 VÀ CS3 RẤT HAY
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySun 12 Aug 2012 - 12:57 by chuotna

» Cài đặt Video Studio 9.0
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptyThu 9 Aug 2012 - 10:08 by nguyenquynhanh151189

» Trở thành chuyên gia lập trình PHP chỉ sau 36 giờ
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptyMon 9 Jul 2012 - 15:24 by vanir

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posting users this month
No user

 

 Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI

Go down 
Tác giảThông điệp
TruongNgocTu
Hiệu Trưởng
Hiệu Trưởng
TruongNgocTu


Bài gửi : 177
Age : 35
Đến từ : Hà Tỉnh City
Tổng điêm: : 217
Được cảm ơn: : 17
Tham gia: : 15/01/2009

Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI   Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI EmptySat 28 Feb 2009 - 16:50

Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI có thể được tóm tắt như sau:


Tầng ứng dụng (Application layer – lớp 7): tầng ứng dụng quy định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy cập vả sử dụng các dịch vụ của mô hình OSI. Các ứng dụng cung được cấp như các chương trình xử lý kí tự, bảng biểu, thư tín … và lớp 7 đưa ra các giao thức HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet.

Tầng trình bày (Presentation layer – lớp 6): chuyển đổi các thông tin từ cú pháp người sử dụng sang cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén dữ liệu truyền và mã hóa chúng trước khi truyền đễ bảo mật. Tầng này sẽ định dạng dữ liệu từ lớp 7 đưa xuống rồi gửi đi đảm bảo sao cho bên thu có thể đọc được dữ liệu của bên phát. Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6 là GIF, JPEG, PICT, MP3, MPEG …

Tầng giao dịch (Session layer – lớp 5): thực hiện thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên làm việc giữa hai hệ thống. Tầng giao dịch quy định một giao diện ứng dụng cho tầng vận chuyển sử dụng. Nó xác lập ánh xạ giữa các tên đặt địa chỉ, tạo ra các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các giao dịch truyền thông. Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với nhau. Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X- Window System, ASP.

Tầng vận chuyển (Transport layer – lớp 4): tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút, đảm bảo truyền dữ liệu tin cậy giữa hai đầu cuối (end-to-end). Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX.

Tầng mạng (Network layer – lớp 3): tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển hướng, vạch đường các gói tin trong mạng (chức năng định tuyến), các gói tin này có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng. Lớp 3 là lớp có liên quan đến các địa chỉ logic trong mạng Các giao thức hay sử dụng ở đây là IP, RIP, IPX, OSPF, AppleTalk.

Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer – lớp 2): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ xác định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các gói tin, đóng gói và phân phát các gói tin.Lớp 2 có liên quan đến địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng, topo mạng, truy nhập mạng, các cơ chế sửa lỗi và điều khiển luồng.

Tầng vật lý (Phisical layer – lớp 1): tầng vật lý cung cấp phương thức truy cập vào đường truyền vật lý để truyền các dòng Bit không cấu trúc, ngoài ra nó cung cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ cáp truyền dẫn, giao diện nối kết và các mức nối kết.

Mô hình TCP/IP có bốn lớp: Layer 4: lớp ứng dụng (Application), lớp vận chuyển (Transport), lớp Internet (liên kết mạng), lớp truy xuất mạng (Network access).
- Lớp ứng dụng: Các nhà thiết kế TCP/IP cảm thấy rằng các giao thức mức cao nên bao gồm các chi tiết của lớp trình bày và lớp phiên. Để đơn giản, họ tạo ra một lớp ứng dụng kiểm soát các giao thức mức cao, các vấn đề của lớp trình bày, mã hóa và điều khiển hội thoại. TCP/IP tập hợp tất cả các vấn đề liên quan đến ứng dụng vào trong một lớp, và đảm bảo dữ liệu được đóng gói một cách thích hợp cho lớp kế tiếp.
- Lớp vận chuyển: Lớp vận chuyển đề cập đến các vấn đề chất lượng dịch vụ như độ tin cậy, điều khiển luồng và sửa lỗi.

- Lớp Internet: Mục tiêu của lớp Internet là truyền các gói từ nguồn đến được đích. Giao thức đặc trưng khống chế lớp này được gọi là IP. Công việc xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển mạch gói diễn ra tại lớp này.
- Lớp truy xuất mạng: Nó cũng được gọi là lớp Host-to-Network. Nó là lớp liên quan đến tất cả các vấn đề mà một gói IP yêu cầu để tạo một liên kết vật lý thực sự, và sau đó tạo một liên kết vật lý khác. Nó bao gồm các chi tiết kỹ thuật LAN và WAN, và tất cả các chi tiết trong lớp liên kết dữ liệu cũng như lớp vật lý của mô hình OSI.

Các thiết bị phần cứng mạng:

Chúng ta sẽ tìm hiểu một số thiết bị mạng căn bản khác nhau và chức năng của chúng.
1. Card mạng – NIC (Network Interface Card)

Thiết bị này còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như network card (card mạng), Network Interface Card (card giao diện mạng) là một tấm mạch in được cắm vào trong máy tính dùng để cung cấp cổng kết nối vào mạng. Card mạng được coi là một thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI. Mỗi card mạng có chứa một địa chỉ duy nhất là địa chỉ MAC - Media Access Control. Card mạng điều khiển việc kết nối máy tính vào các phương tiện truyền dẫn trên mạng.
Nói đến card mạng chúng ta cũng nói đến phương thức truyền tải thông tin trên mạng, đó chính là kiểu cap dùng để kết nối, có thể dùng dây hay không dây còn tùy thuộc vào card mạng. Chẳng hạn, trước khi xây dựng một mạng và bắt đầu mua card mạng, dây cáp, bạn phải quyết định xem nên dùng Ethernet, Ethernet đồng trục, Token Ring hay một tiêu chuẩn mạng nào khác. Mỗi tiêu chuẩn mạng có độ dài và nhược điểm riêng. Thiết kế một mô hình mạng là một bước quan trong.
Các mạng Ethernet hiện đại đều sử dụng cáp đôi xoắn vòng 8 dây. Các dây này được sắp xếp theo thứ tự đặc biệt và đầu nối RJ-45 được gắn vào phần cuối cáp. Đầu nối RJ-45 trông giống như bộ kết nối ở phần cuối dây điện thoại, nhưng lớn hơn. Các dây điện thoại dùng bộ kết nối RJ-11, tương phản với bộ kết nối RJ-45 dùng trong cáp Ethernet. Bạn có thể thấy ví dụ một cáp Ethernet với đầu nối RJ-45 trong hình.


2. Repeater - Bộ lặp

Repeater là một thiết bị hoạt động ở lớp 1 (Physical) của mô hình OSI khuyếch đại và định thời lại tín hiệu. Repeater khuyếch đại và gửi mọi tín hiệu mà nó nhận được từ một port ra tất cả các port còn lại. Mục đích của repeater là phục hồi lại các tín hiệu đã bị suy yếu đi trên đường truyền mà không sửa đổi gì.

3. Hub

Còn được gọi là multiport repeater, nó có chức năng hoàn toàn giống như Repeater nhưng có nhiều port để kết nối với các thiết bị khác. Mỗi máy tính trong mạng sẽ được kết nối tới một hub thông qua cáp Ethernet. Hub thông thường có 4, 8, 12 và 24 port và là trung tâm của mạng hình sao. Khi một máy tính gửi yêu cầu đến một máy khác, thì nó sẽ gửi đến Hub rồi gửi ra tất cả các máy tính có trong mạng. Mỗi card Ethernet đều được cung cấp một địa chỉ vật lý MAC (Media Access Control) duy nhất. Tất cả máy tính đều nhận dữ liệu, sau đó so sánh địa chỉ đích với địa chỉ vật lý MAC của nó. Nếu khớp, máy tính sẽ biết rằng nó chính là người nhận dữ liệu, nếu không nó sẽ lờ dữ liệu đi. Việc truyền dữ liệu trên Hub thường gây ra xung đột, khi một máy truyền dữ liệu trên dây cùng thời điểm máy khác cũng truyền thì nó sẽ gây ra xung đột, các gói tin sẽ bị phá hủy, sau một thời gian nó sẽ truyền lại, việc này sẽ làm chậm hệ thống rất nhiều và với hệ thống càng lớn thì việc xảy ra xung đột càng lớn., do đó ngày nay vai trò của Hub dần được thay thế bởi các thiết bị cấp cao hơn như switch. Hub họat động ở mức 1 của mô hình OSI.

4. Bridge - Cầu nối

Bridge là một thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI dùng để kết nối các phân đoạn mạng nhỏ có cùng cách đánh địa chỉ và công nghệ mạng lại với nhau và gửi các gói dữ liệu giữa chúng. Việc trao đổi dữ liệu giữa hai phân đoạn mạng được tổ chức một cách thông minh cho phép giảm các tắc nghẽn cổ chai tại các điểm kết nối. Các dữ liệu chỉ trao đổi trong một phân đoạn mạng sẽ không được truyền qua phân đoạn khác, giúp làm giảm lưu lượng trao đổi giữa hai phân đoạn. Bridge có thể nối nhiều hub lại với nhau như hình dưới đây.

5. Switch:

Công nghệ chuyển mạch là một công nghệ mới giúp làm giảm bớt lưu thông trên mạng và làm gia tăng băng thông. Bộ chuyển mạch cho LAN (LAN switch) được sử dụng để thay thế các Hub và làm việc được với hệ thống cáp sẵn có. Giống như bridges, switches kết nối các phân đoạn mạng và xác định được phân đoạn mà gói dữ liệu cần được gửi tới và làm giảm bớt lưu thông trên mạng. Switch có tốc độ nhanh hơn bridge và có hỗ trợ các chức năng mới như VLAN (Vitural LAN). Vlan có một chức năng quan trọng trong switch, đóng vai trò như một mutiswitch. Switch được coi là thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI. Ngày nay có những thiết bị switch hoạt động ở lớp 3 chức năng giống như một router.

6. Router:

Chức năng của Router là định tuyến, chuyển các gói dữ liệu từ mạng này sang mạng khác. Router hoạt động ở lớp 3 trong mô hình OSI. Có nhiều loại router từ rẽ đến các loại đắt tiền, tùy từng mô hình hệ thống mạng mà yêu cầu thiết bị router tương ứng. Router rất cần thiết cho hệ thống mạng.
Về Đầu Trang Go down
http://thiencam2009.webs.com/
 
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Người duy nhất trên thế giới bị “lây nhiễm” virut máy tính
» TINH YEU THOI XANG TANG GIA
» Thủ Thuật làm tăng tốc độ băng thông của máy tính lên 20%
» Tin Học Trong Tầm Tay 1.0 - SSDG
» MÔ HÌNH CLIENT - SERVER

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THÔNG TIN CÔNG NGHỆ - GIẢI TRÍ - HỌC TẬP - TIN HỌC! :: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN :: Liên Quan đến Internet-
Chuyển đến